Ngành thức ăn chăn nuôi đang đối mặt nhiều thách thức tác động tác động đến tính bền vững, hiệu quả và lợi nhuận. Muốn trụ vững, ngành này cần phải có các giải pháp đổi mới và khả năng thích ứng linh hoạt.
Ô nhiễm môi trường là một trong những thách thức lớn nhất của ngành thức ăn chăn nuôi. Các hoạt động sản xuất nguyên liệu thức ăn, đặc biệt ngũ cốc và đậu tương, góp phần gây ra nạn phá rừng, hủy hoại môi trường sống và phát thải khí nhà kính. Ngoài ra, ngành chăn nuôi là tác nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu cùng lượng khí thải nhà kính chiếm tỷ trọng 14,5% toàn cầu. Để giải quyết vấn đề này, ngành thức ăn chăn nuôi phải tập trung tìm kiếm nguồn nguyên liệu bền vững, giảm chất thải và nâng cao hiệu quả tổng thể.
Ngành thức ăn chăn nuôi phụ thuộc vào những nguyên liệu chính gồm khô đậu, ngô và lúa mì. Tuy nhiên, nguồn cung và giá của những mặt hàng này chịu tác động bởi thời tiết và thị trường. Biến đổi khí hậu cũng đe dọa năng suất cây trồng, kéo theo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung và biến động giá cả. Đảm bảo nguồn cung nguyên liệu ổn định và tiết kiệm chi phí vẫn là thách thức lớn. Trong tương lai, cuộc cạnh tranh quỹ đất giữa trồng trọt và chăn nuôi có thể ngày càng gay gắt, khiến tình trạng thiếu hụt và biến động giá nghiêm trọng hơn. Do đó, nhiệm vụ tìm kiếm thức ăn thay thế bền vững cũng trở nên cấp bách hơn.
Ngành thức ăn chăn nuôi phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các tiêu chuẩn quản lý chất lượng thức ăn, do đó, ngày càng nghiêm ngặt hơn. Những quy định điển hình bao gồm, quản lý mycotoxin; chất phụ gia như kháng sinh và kích thích tăng trưởng. Mỗi quốc gia có chính sách quản lý khác nhau, gây rắc rối cho nhà sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thức ăn chăn nuôi, nhất là phụ gia. Khi nhận thức của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm và phúc lợi xã hội được nâng cao, những quy định trên sẽ càng siết chặt hơn, buộc ngành thức ăn chăn nuôi phải thích ứng, đầu tư công nghệ tiên tiến và biện pháp kiểm soát chất lượng.
Những tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực công thức thức ăn, chế biến và dinh dưỡng chính xác đã cải thiện đáng kể hiệu quả sử dụng thức ăn và sức khỏe vật nuôi. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng bắt kịp tốc độ phát triển công nghệ, nhất là các hãng sản xuất quy mô nhỏ. Trong tương lai, công nghệ tiếp tục phát triển sẽ làm gia tăng khoảng cách giữa các hãng sản xuất thức ăn quy mô lớn và quy mô nhỏ. Thu hẹp khoảng cách này để đảm bảo toàn bộ người chăn nuôi đều có cơ hội tiếp cận công nghệ tiên tiến là một thách thức rất lớn.
Người tiêu dùng ngày càng chú trọng tiêu chuẩn phúc lợi động vật. Họ không chỉ quan tâm đến điều kiện chăn nuôi, mà còn cả thành phần thức ăn chăn nuôi. Do đó, ngành thức ăn chăn nuôi phải giải quyết được những mối lo ngại này, đồng thời tiếp tục điều chỉnh hoạt động để đáp ứng các tiêu chuẩn phúc lợi trong khi vẫn duy trì năng suất, lợi nhuận. Trong tương lai, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang các loại protein được sản xuất trong điều kiện thân thiện môi trường và đạt tiêu chuẩn phúc lợi cao, ví dụ thịt nhân tạo.
Đại dịch COVID-19 đã làm lộ rõ những “lỗ hổng” trong chuỗi cung ứng toàn cầu ảnh hưởng đến ngành thức ăn chăn nuôi. Vận chuyển bị gián đoạn, thiếu lao động và thách thức hậu cần đã ảnh hưởng đến dòng chảy thức ăn chăn nuôi toàn cầu. Sự cố này đã chứng minh tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch dự phòng và quản lý chuỗi cung ứng. Đây cũng là những yếu tố quyết định khả năng phục hồi của ngành thức ăn chăn nuôi sau những biến động đột ngột và bất ngờ.
Năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam gần 262 nghìn tấn bột cá với giá trị 425 triệu USD. Việt Nam hiện là nguồn cung cấp bột cá lớn thứ 2 cho Trung Quốc.
Năm 2023, ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong hoạt động xuất khẩu, không chỉ tại các thị trường truyền thống mà còn được mở rộng sang nhiều thị trường mới, giàu tiềm năng.
Ngành chăn nuôi nói chung và gia cầm nói riêng những năm gần đây phát triển mạnh, nhưng điểm yếu lớn nhất là xuất khẩu sản phẩm rất hạn chế. Nguyên nhân cơ bản là do quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, các quy định, quy chuẩn về vệ sinh thú y chưa đạt theo quy định của Tổ chức Thú y Thế giới. Điều cốt lõi là ở Việt Nam vẫn còn nhiều dịch bệnh nguy hiểm trên động vật.